Close

Tin tức

Tháng Sáu 22, 2020

CHI TRẢ TRỢ CẤP MẤT VIỆC VÀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 2012 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/2015/NĐ-CP & SỐ 148/2018/NĐ-CP

Đọc bài báo ngày 20.06.2020 về Công ty PouYuen chấm dứt hợp đồng lao động khoảng 3.000 công nhân, phát hiện nhà báo dùng từ “ trợ cấp thôi việc với mỗi năm làm việc một tháng lương”, ở đây nhà báo đã bị nhầm lẫn giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.

Đức Minh Consulting xin phân biệt giữa hai loại trợ cấp để các bạn có thể hiểu rõ hơn:

Trợ Cấp Thôi Việc

 

Trợ Cấp Mất Việc Làm

 

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho Người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

– Hết hạn hợp đồng lao động;

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động;….

Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:

– Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải

 

1. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm

NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm khi thoả mãn đủ các tiêu chí sau:

– NLĐ làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên

– NLĐ bị mất việc làm do đơn vị không bố trí được công việc.

NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp và thuộc 1 trong các trường hợp:

– Doanh nghiệp đổi cơ cấu, công nghệ mà không thể sắp xếp được công việc phù hợp cho NLĐ;

– Trường hợp vì lý do kinh tế mà buộc NLĐ phải thôi việc;

– Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã không có phương án công việc phù hợp cho NLĐ;

– Thực hiện chuyển quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng không sắp xếp được công việc cho NLĐ

=> Đơn vị sử dụng lao động không bố trí được công việc và NLD mất việc làm

 

 

2. Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp
thôi việc=
½ X Tiền lương để tính
trợ cấp thôi việc X Thời gian làm việc để
tính trợ cấp thôi việc

 

 

Trong đó:

– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc (trợ cấp mất việc làm) là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có)

 

 

 

2. Mức hưởng trợ cấp mất việc 

Tiền trợ cấp
mất việc= Tiền lương để tính
trợ cấp mất việc X Thời gian làm việc để
tính trợ cấp mất việc

 

 

 

Trong đó:

– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc (trợ cấp mất việc làm) là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có)

 

 

Ví dụ:  Ông Nguyễn A, ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty B từ ngày 01/03/2006 và tham gia BHXH ,vì lý do sức khỏe nên ông A và công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ từ 01/11/2017. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông A là 7.000.000 đồng

Thời gian làm việc tại công ty B của ông B là: 11 năm 8 tháng

Thời gian tham gia BHTN là: 8 năm 10 tháng (Luật Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nguyễn A từ 01/01/2009 đến 31/10/2017).

·         Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc là: 2 năm 10 tháng và  được làm tròn thành 3 năm

 

·         Mức hưởng trợ cấp thôi việc =  ½ x 7.000.000 x 3 = 10.500.000 đồng

 

Ví dụ:  Ông Nguyễn A, ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty B từ ngày 01/03/2006 và tham gia BHXH, vì kinh doanh không tốt công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với ông A từ 01/11/2017. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông A là 7.000.000 đồng

Thời gian làm việc tại công ty B của ông B là: 11 năm 8 tháng

Thời gian tham gia BHTN là: 8 năm 10 tháng (Luật Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nguyễn A từ 01/01/2009 đến 31/10/2017).

·         Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc là: 2 năm 10 tháng và  được làm tròn thành 3 năm

 

·         Mức hưởng trợ cấp mất việc = 7.000.000 x 3 = 21.000.000 đồng

 

 

Kết luận:

Về cơ bản, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc giống nhau về tiền lương bình quân để tính trợ cấp và thời gian làm việc để tính trợ cấp; đều là khoản hỗ trợ cho người lao động.

2 trợ cấp này chỉ khác nhau về điều kiện được hưởng và mức hưởng (trợ cấp thôi việc là ½ tháng lương bình quân cho mỗi năm làm việc ; và trợ cấp mất việc là 1 tháng lương bình quân cho mỗi năm làm việc).